Để thực hiện mục tiêu đó, Trung tâm triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ và biện pháp “5 tích cực- 3 chủ động” cụ thể là:
* 5 TÍCH CỰC:
1. Tích cực thông tin, truyền thông
Tập trung tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả, tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc biệt là các biện pháp phòng chống, cách thức vệ sinh, bảo vệ sức khỏe bản thân, làm cho mọi người có đủ kiến thức, hiểu biết cơ bản về bệnh, phòng ngừa nhiễm bệnh, biện pháp xử lý khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. Các nội dung khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh của WHO và Bộ Y tế được cập nhật tuyên truyền thường xuyên đến mọi đối tượng; các nhà ở, giảng đường được dán cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới gây ra. Thành lập các tổ truyền thông để tuyên truyền, thông tin chính xác về dịch bệnh, kịp thời phản ánh các hoạt động trong phòng chống dịch, định hướng dư luận, phản bác những thông tin sai sự thật, xuyên tạc tạo hoài nghi, hoang mang.
2. Tích cực trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện
Trung tâm thành lập Ban Chỉ đạo với kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh sát với tình hình nhiệm vụ; phân công trách nhiệm từng thành viên, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, khoa đào tạo, khung quản lý sinh viên trong đó tập trung nâng cao năng lực y tế Trung tâm, củng cố trang thiết bị, vật chất, tăng cường về nhân lực. Thành lập các đội phản ứng nhanh (đội cơ động): Mỗi trung đội có 1 đội phản ứng nhanh gồm: Trung đội trưởng làm đội trưởng, mỗi phòng ở 1- 2 SV, do cán bộ phụ trách đại đội chỉ huy chung. Các đội này được bồi dưỡng về biện pháp phòng, chống dịch, kỹ năng xử lý các tình huống, cùng với nhân viên y tế và cán bộ khung quản lý tình hình sức khỏe của người học. Giao ban chỉ huy hàng ngày có nội dung báo cáo về tình hình sức khỏe của SV, các biện pháp phòng chống dịch, thực trạng về vật chất y tế phòng chống dịch.
3. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống.
Trung tâm đã chủ động huy động cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động triển khai vệ sinh môi trường, phát quang, khai thông cống rãnh, thu gom xử lý rác thải; tổ chức tẩy trùng, sát khuẩn, làm thông thoáng nhà ở, giảng đường, nhà ăn, các công trình công cộng, trang thiết bị dạy học; giặt phơi, chống ẩm mốc cho hàng nghìn bộ chăn màn chiếu. Mua nước sát khuẩn rửa tay, xà phòng cấp cho SV; đã chuẩn bị hàng nghìn khẩu trang y tế để cấp cho người học sử dụng; trang bị máy đo thân nhiệt để kiểm tra. Chỉ đạo bếp ăn nâng cao chất lượng bữa ăn bảo đảm ăn uống chín, nóng, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý góp phần nâng cao sức đề kháng cho người học.
4. Tích cực phát hiện, rà soát, phối hợp xử lý dịch bệnh.
Phối hợp với các Trường có HS, SV đến Trung tâm học tập, nắm chắc về tình hình sức khỏe, phát hiện sớm người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh cho hoãn học. Tổ chức đo thân nhiệt cho người học theo đầu mối đại đội. Người học phải khai báo cá nhân (bằng phiếu hoặc phỏng vấn): Có đến từ địa bàn, vùng có dịch không; đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh chưa; hiện trạng sức khỏe (có sốt, ho khan, đau họng, mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy không). Có người nhà liên quan đến dịch bệnh không...Quản lý chặt chẽ tình hình ốm đau của SV. Khi phát hiện có SV nhiễm dịch, nghi nhiễm dịch, SV có tiếp xúc với người nhiễm dịch phải cách ly ngay và báo cáo cấp có thẩm quyền, chuyển ngay đến cơ sở quân dân y theo tuyến để điều trị (bệnh viện ĐHQGHN, các cơ sở quân dân y trên địa bàn).
5. Tích cực kiểm tra, thanh tra
Tổ chức kiểm tra, thanh tra hàng ngày về phòng, chống dịch bệnh trong toàn Trung tâm. Giao cho trưởng các đơn vị, trưởng các khung quản lý sinh viên chịu trách nhiệm trong việc đôn đốc, tổ chức triển khai, kiểm tra các biện pháp phòng chống và kịch bản xử lý các tình huống. Phòng HC,KT là cơ quan thường trực chịu trách trước Ban Giám đốc, Ban Chỉ đạo về tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
6. Chủ động xử lý các tình huống trong phòng, chống dịch bệnh
* 3 CHỦ ĐỘNG
1. Chủ động các biện pháp phòng, chống khi chưa có trường hợp nhiễm dịch bệnh. Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch hành động, các khuyến cáo của Bộ y tế về phòng chống bệnh dịch. Tăng cường cung cấp thông tin, truyền thông, hướng dẫn nghiệp vụ. Chủ động nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng chống của cá nhân. Duy trì hoạt động thường xuyên của BCĐ, giữ nền nếp giao ban phòng dịch bệnh (hằng ngày y tế phải có văn bản báo cáo tình hình sức khỏe, các biện pháp phòng dịch ở các đại đội). Bảo đảm đủ vật chất phòng dịch, khẩu trang, nước khử trùng, xà phòng. Tổ chức cho SV nhỏ nước tỏi vào mũi trước khi đi ngủ, mặc ấm, ngủ nghỉ hợp lý, không tụ tập đông người, đeo khẩu trang đúng cách.
2. Chủ động xử lý khi có SV đến từ vùng có dịch.
Báo cáo ngay với BCĐ và cơ quan có thẩm quyền, quản lý chặt chẽ diễn biến sức khỏe. Thông tin minh bạch cho mọi người tránh hoang mang, nghi ngờ; giáo dục ý thức đoàn kết, xẻ chia tránh kỳ thị, phân biệt.
3. Chủ động xử lý khi có SV nghi nhiễm dịch bệnh.
Báo cáo ngay với cấp trên; thực hiện đầy đủ các biệp pháp của ngành y tế trong tình trạng có dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý dịch bệnh. Quản lý tình hình tư tưởng, tâm lý và dư luận XH.
Với tinh thần tích cực, chủ động, quyết liệt vì sức khỏe và tính mạng của cán bộ, giảng viên, viên chức và học sinh, sinh viên, Trung tâm GDQP&AN quyết tâm thực hiện tốt các biện pháp và hành động để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, tất cả cho các khóa học QPAN an toàn tuyệt đối./.
Một số hình ảnh chủ động phòng, chống dịch bệnh tại Trung tâm:
Tin bài và ảnh: Vũ Thân, Lê Phong
Phòng Hành chính –Tổ chức
HS có phải mang sách bút khi lên học GDQPAN tại TT ko?
-HS có được mang valy và túi không?
-